Lượt xem: 1956

Sóc Trăng thực hiện tốt chính sách dân tộc nhằm không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sóc Trăng là tỉnh nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông rạch chằn chịt, có 72 km bờ biển chạy dài từ huyện Cù Lao Dung đến cuối thị xã Vĩnh Châu. Toàn tỉnh có khoảng 1,3 triệu dân, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 35,41%, chủ yếu là đồng bào Khmer và Hoa sống đan xen với đồng bào Kinh. Cũng chính từ đặc điểm trên nên từ lâu các thế lực thù địch luôn coi Sóc Trăng là tỉnh trọng điểm để tập trung chống phá trên nhiều lĩnh vực; đặc biệt là vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm tìm cách khoét sâu hận thù dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Vì thế, thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất quan trọng và hết sức cần thiết.

    Từ trước đến nay, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ đặc biệt quan tâm xây dựng và lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân một cách chặt chẽ, phù hợp và rộng khắp từ nông thôn đến thành thị. Qua đó, đã tập hợp được lực lượng cách mạng hùng hậu, đoàn kết dưới lá cờ vẻ vang của Đảng tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân; cùng cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn: Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.

    Trong các nhiệm kỳ gần đây, đặc biệt là nhiệm kỳ 2015 - 2020, được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, công tác dân tộc và chính sách dân tộc luôn được thực hiện một cách kịp thời, nghiêm túc và hiệu quả. Các chương trình, dự án thuộc nhóm an sinh xã hội đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh. Trong đó, có: Chương trình 30a; Chương trình 135; Dự án 3 (các xã ngoài Chương trình 30a và 135); chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo các quyết định của chính phủ; chính sách hỗ trợ di dân, hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”; Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”; chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách vốn tín dụng giai đoạn 2014 - 2019; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020”; Dự án cung cấp điện trong giai đoạn 2014 - 2019 cho các hộ chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer; Đề án “Hỗ trợ lắp đồng hồ nước sinh hoạt cho hộ nghèo trên địa bàn nông thôn”; Đề án “Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”; Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi”; Dự án “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm trứng bào xác artemia của tỉnh Sóc Trăng”; Đề án “Bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020”,…


Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Nguồn soctrang online

    Nhờ triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ đầu tư của chính phủ và địa phương đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng diện mạo nông thôn; đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Hệ thống giao thông nông thôn được kết nối liền mạch tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trong cả hai mùa mưa nắng. Mạng lưới điện được kéo về lắp đầy các vùng lõm xa xôi, những nơi có địa bàn cách trở đáp ứng nhu cầu thắp sáng và sinh hoạt của người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách về đời sống vật chất, tinh thần giữa nông thôn và thành thị. Hệ thống trường lớp học được xây mới và từng bước chuẩn hóa phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và vui chơi của học sinh ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Các trạm y tế xã tiếp tục được nâng cấp và đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường cho tuyến xã; trang thiết bị y tế được bổ sung và từng bước hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.

    Đến nay, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển; các chính sách đầu tư có tác động trực tiếp đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội… đặc biệt là tác động và làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai, thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và hiệu quả mang lại. Qua đó, đã phát huy sức sáng tạo của người dân và toàn xã hội làm chuyển biến mạnh mẽ bộ mặt nông thôn, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) năm 2019 là 1.810 USD tăng 1,33 lần so với năm 2014. Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn  đều có điện lưới quốc gia; trên 98% hộ đồng bào Khmer có điện sử dụng; trên 98% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; gần 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% xã, phường đều có trường, lớp học kiên cố; 100% xã có trạm y tế; 100% xã có trụ sở làm việc; 85,32% xã , phường có nhà văn hóa và 88,26% khóm, ấp có nhà sinh hoạt cộng đồng,...

    Với những kết quả đạt được như trên đã góp phần rất lớn vào vấn đề cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở địa bàn nông thôn và những vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống. Hộ nghèo trong đồng bào Khmer giảm rõ qua từng năm, đến 2018 số hộ nghèo trong đồng bào Khmer còn 12,98% trong tổng số hộ đồng bào Khmer toàn tỉnh.


Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện. Nguồn soctrang online

    Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy cũng hết sức quan tâm lãnh đạo việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới hiện nay. Toàn tỉnh có 8.135 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 18,49% tổng số đảng viên của tỉnh. Tổng số cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số là 5.961 người, chiếm 23,23% tổng số cán bộ công chức, viên chức trong tỉnh. Công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng và đề bạt được quan tâm tiến hành thường xuyên; nhiều đồng chí cán bộ dân tộc thiểu số được phân công giữ các chức vụ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tỉnh nói chung và ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhiều năm liền được ổn định. Công tác tuyên truyền, giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm tiến hành thường xuyên nhằm tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng; kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng của đồng bào để uốn nắn nếu có biểu hiện lệch lạc về nhận thức; sẵn sàng chống lại luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ xấu và các thế lực thù địch.

    Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động kết hợp với việc tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án an sinh xã hội trên địa bàn đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, đặc biệt là trong đồng bào Khmer, góp phần củng cố niềm tin của bà con vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng; thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa đảng với dân; giữa đồng bào các dân tộc trong và ngoài tỉnh, tạo thành một khối thống nhất cùng chung tay xây dựng và bảo vệ quê hương Sóc Trăng luôn giàu đẹp, sớm trở thành một tỉnh khá trong khu vực và cả nước./.

LP



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 61
  • Hôm nay: 6755
  • Trong tuần: 77,462
  • Tất cả: 11,800,782